Thật buồn cười khi chúng ta có quá nhiều nút like Facebook nằm dọc theo mỗi bài đăng trong nhiều năm qua. Và tôi nghĩ rằng tôi đã từng nhấp vào nó.
Tôi đã hi vọng rằng nhiều người sẽ nhấn vào nút chia sẻ (share). Nhưng cho đến nay, tôi chưa bao giờ biết cảm giác trải nghiệm của người dùng cuối là thế nào.
Cách để chia sẻ một câu chuyện trên Facebook? Và làm thế nào để có sự trải nghiệm tốt hơn?
Chúng tôi nói chuyện rất nhiều về sự tụt giảm số lượng người tiếp cận tự nhiên trên các bài post Facebook và sự thành công với Facebook marketing. Có lẽ chúng ta đã nhìn thấy một chiến thắng nhanh chóng ngay trước mắt. Các nút share Facebook có thể là một cơ hội lớn để làm hài lòng người đọc với một chia sẻ kinh nghiệm liền mạch, mà trong đó bạn có thể điều khiển cái nhìn, cảm xúc và thông điệp về những gì bạn chia sẻ.
Hãy đến để xem những gì tôi đã học được (và những gì tôi đã sửa chữa) khi tôi nhấp nút share Facebook của riêng tôi.
Điều gì sẽ xảy ra khi người đọc nhấn vào nút like Facebook?
Mỗi bài viết trên blog Buffer đều có nút share nằm phía bên trái dọc theo của bài viết (thông qua các plugin của Digg cho WordPress). Nút share thứ 3 từ trên xuống chính là nút like Facebook.
Bây giờ là thời điểm của sự thật. Điều gì sẽ xảy ra khi ai đó nhấp vào nút like Facebook trên bài đăng blog Buffer?
Trong thực tế bằng mắt thường thì không có gì xảy ra ngoài số lượng like tăng lên và nút like được đánh dấu.
Hãy chuyển qua trang Facebook của tôi, thì không có một bản cập nhật mới nào trong Newsfeed của tôi để báo cho người khác biết rằng tôi đã thích một bài viết trên blogpost tuyệt vời này. Không có thông báo cũng không có cảnh báo. Để tìm thấy bất kì bằng chứng cho thấy tôi đã nhấp vào tất cả các bài viết, thì người ta sẽ phải di chuyển xuống 50% chiều dài của trang, chúng nằm phía dưới các phần thông tin cá nhân, hình ảnh, bạn bè, địa điểm, âm nhạc, phim, chương trình truyền hình, sách và nhóm của tôi, tất cả chúng đều nằm ở mục cuối cùng trong thanh bên trái: hoạt động gần đây.
Phù. Đó là một cách mất khá nhiều thời gian.
Chỉnh sửa: Một người bình luận hữu ích đã like và các hoạt động sẽ xuất hiện ở những nơi khác nhau trên Newsfeeds trong danh sách bạn bè của bạn và những người theo dõi bạn, theo các thuật toán Facebook thấy phù hợp.
Điều đáng chú ý là các trải nghiệm của việc nhấn nút like Facebook trên blog của bạn có thể khác hơn trên Buffer. Khi tôi chạy thử nghiệm bằng cách nhấn nút ở những nơi khác thì một hộp chia sẻ hiện lên sau khi tôi nhấp vào “like”. Ví dụ, bạn có thể thấy điều này trong các thao tác tại blog Subiz, và nút share nằm cuối trang Buffer. Bạn có thể kiểm tra nút like trên blog cá nhân của bạn để xem những gì sẽ xảy ra nhé.
Điều gì sẽ xảy ra khi một người đọc nhấp chuột vào nút share Facebook?
Ok, chiến lược mới.
Làm thế nào để chúng ta thay đổi nút like Facebook thàng nút share Facebook? (May mắn thay, có một thiết lập dễ dàng bên trong các plugin của Digg Digg để làm việc này)
Bây giờ chúng ta đã có nút share nằm trên blogpost, điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta cấp vào nó?
Wao, một hộp thông báo share Facebook xuất hiện.
Đây có thể là hộp mà các blogger mong đợi để hiển thị khi ai đó nhấp chuột vào một nút Facebook. Người đọc có thể chọn nơi mà thông điệp được chia sẻ (trên tường của bạn hoặc trên tường bạn của bạn hoặc trên group…), kèm theo những bình luận và có hình ảnh thu nhỏ. Sau khi tất cả các tùy chọn được chọn, bài viết sẽ hiển thị ở vị trí đầu Newsfeed trên trang hồ sơ cá nhân và trên Newsfeed của bạn bè của bạn (dĩ nhiên là tùy thuộc vào các thuật toán của Facebook).
Việc lấy đi nút like và share trên Facebook là hai trải nghiệm khác nhau.
Điều gì sẽ xảy ra khi một độc giả share một câu chuyện trực tiếp trên Facebook?
Chúng ta hãy tiếp tục chuyến đi Goldilock thông qua việc share Facebook bằng cách đăng liên kết trực tiếp trên trang Facebook của bạn.
Giả sử rằng không có nút share Facebook ở bất cứ nơi nào trên trang và bạn thực sự muốn chuyển trang để bạn bè trên Facebook của bạn đều thấy, thì bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ lấy URL và đăng trên trang Facebook cá nhân để chia sẻ liên kết của bạn.
Đây là những gì tương tự như khi tôi chia sẻ một blogpost trực tiếp trên Facebook.
Sự trải nghiệm khi đăng liên kết trực tiếp trên trang cá nhân giống như việc nhấn nút share Facebook. Bạn có thể chọn những người có thể thấy những cập nhật của bạn, những bình luận và hình ảnh thu nhỏ được sử dụng. Đây là sản phẩm hoàn chỉnh như nó xuất hiện trong NewsFeed của tôi.
Like hoặc share: chiến lược nào là thích hợp?
Sau khi đọc đến đây, bạn có thể đã chọn được loại nút Facebook mà mình yêu thích. Sở thích của bạn sẽ quyết định bạn sử dụng loại nút Facebook nào để chia sẻ cho cộng đồng cùng biết đến, và điều quan trọng cần lưu ý là không có câu trả lời đúng hay sai khi nói đến nút like hay nút share phù hợp hơn. Mỗi cái đều có những ưu điểm riêng của nó.
Nút like là bằng chứng thể hiện hiệu ứng tốt của cộng đồng.
Thật hấp dẫn khi nhìn thấy hơn 600 like Facebook về một bài báo mà bạn đã viết. Theo giải thích của các nhà tâm lí thì người đọc luôn có xu hướng theo đám đông, việc thấy nhiều người cùng xem và like một bài viết sẽ kích thích sự tò mò và thôi thúc họ phải xem để không phải bỏ lỡ (FOMO) những điều tuyệt vời mà người khác đã biết còn bản thân thì chưa biết.
Nút like gần như hoàn toàn không khó khăn
Bạn có nhận thấy sự nỗ lực để hoàn tất quá trình like một blogpost thì ít hơn? Nếu bạn muốn tạo một sự trải nghiệm hoàn toàn dễ dàng cho độc giả của bạn, thì nó sẽ không dễ dàng bằng một cú nhấp chuột nút like. Không có thông điệp được tạo ra, không có mạng lưới di chuyển. Nó rất đơn giản và dễ bấm.
Nút share hiển thị tối đa nội dung của bạn
Nếu bạn muốn câu chuyện của mình được thấy nhiều ở Newsfeed thì bạn nên sử dụng nút share. Việc like một bài viết thường sẽ ẩn trong hồ sơ cá nhân, còn việc share một bài đăng sẽ đặt được nội dung ở trước hoặc trung tâm trên trang. (Và phần còn lại là tùy thuộc vào thuật toán của Facebook để phân tán).
Tạp chí Smashing đã chạy một thử nghiệm thú vị trên blog nổi tiếng của họ như sau: họ loại bỏ tất cả các nút Facebook và tin tưởng người đọc sẽ share bài viết trên Facebook cá nhân khi chúng có giá trị chia sẻ.
Nút share cho phép bạn tùy chỉnh các hình ảnh và tin nhắn.
Khi share một bài viết không chỉ hiển thị nội dung ra trước mắt rõ ràng hơn mà nội dung của bạn còn có thể được trình bày nhiều hay ít tùy ý muốn của bạn. Bạn có thể tùy chỉnh tiêu đề, viết mô tả và hàng loạt các hình ảnh thu nhỏ để minh họa.
Dưới đây là cách tùy chỉnh quá trình hoạt động cụ thể.
Làm thế nào để kiểm soát những gì sẽ xảy ra khi một ai đó share bài viết của bạn lên Facebook?
OK, đây là một phần thú vị.
Bạn có thể làm cho bài đăng trên Facebook như một công việc nghệ thuật chỉ với một vài tùy chỉnh đơn giản về các đoạn và hình ảnh trên trang của bạn.
101 cách share Facebook: một mồi nhử để “og”
Các kĩ thuật đằng sau sự tùy chỉnh xuất phát từ biểu đồ Mở của Facebook, đó là một hệ thống cho phép các trang web của bên thứ ba (như blog của bạn) sử dụng ngôn ngữ Facebook khi hai người giao tiếp. Facebook sử dụng chức năng biểu đồ Mở trên mạng lưới riêng của mình và các website ngoài để tạo ra các bản cập nhật Facebook được tối ưu hóa trong giây lát.
(Thành phần đồ thị mở được sử dụng bởi các mạng xã hội khác nữa, để tùy chỉnh share khi điều đó xảy ra ở đây)
Những yếu tố của đồ thị Mở được thể hiện trong các mã với thẻ “og” (“og” là viết tắt, bạn đoán bằng biểu đồ Mở). Có ba thẻ chính đối phó với việc cập nhật Facebook:
- Og: hình ảnh.
- Og: tiêu đề.
- Og: mô tả.
Chúng tôi thấy rằng cách dễ nhất để thực hiện biểu đồ Mở trên blogpost của chúng tôi là sử dụng tất cả plugin WordPress như WordPress SEO bởi Yoast để xử lí các yếu tố biểu đồ Mở tự động. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, thì nó hoạt động gần như hoản hảo ngoại trừ hình ảnh. Tôi sẽ giải quyết vấn đề đó ở dưới đây.
Làm thế nào để kiểm tra thẻ “og” trên blogpost của bạn.
Trước khi chúng tôi bắt đầu, sẽ rất hữu ích nếu bạn đã có các thẻ của đồ thị Mở tại chỗ. Để nhanh chóng tìm ra, bạn có thể kiểm tra mã của trang để thấy những gì đang xảy ra ở phía sau.
Trong trình duyệt của bạn, kích chuôt phải vào bất cứ nơi nào trên trang và chọn “kiểm tra phần tử…”
Sau đó nhìn vào trong phần <head>, nó nằm vị trí đầu của mã html. Bên trong <head> nên có một số thẻ bắt đầu bằng “<meta property=…”. Bên trong chúng, bạn sẽ tìm thấy các thẻ “og”.
Bạn cũng có thể kiểm tra các thẻ nội dung của bạn bằng cách sử dụng biểu đồ Mở về đối tượng Debugger của Facebook. Công cụ miễn phí này sẽ phân tích trang của bạn và cho bạn thấy dữ liệu Facebook kéo theo (cũng như bất kì lỗi nào). Ngoài ra, nếu bạn đã từng có nhu cầu cài đặt lại bộ nhớ cache cho trang web của bạn, gắn URL công cụ Debugger vào Facebook để kiểm tra trang của bạn một lần nữa trước khi cập nhật.
Làm thế nào để tùy chỉnh các tiêu đề bài viết Facebook của bạn?
Để tạo một tiêu đề cụ thể cho bài viết share trên Facebook, bạn hãy sử dụng “og: thẻ tiêu đề”.
Độ dài tiêu đề tốt nhất là không quá 90 kí tự. Nếu tiêu đề của bạn dài hơn 100 kí tự thì Facebook sẽ cắt nó đi 88.
Bạn có thể nghĩ về “og: tiêu đề” giống như bạn đang làm SEO cho tiêu đề bài viết của bạn. Trong thực tế, nếu không có một “og: tiêu đề” thì Facebook sẽ lấy tiêu đề SEO thay thế. Tất cả những lời khuyên tốt nhất là hãy áp dụng tiêu đề văn bản ở đây, như việc tận dụng tối đa phông chữ lớn hơn, đậm hơn mà Facebook sử dụng trong tiêu đề bài viết.
Nếu bạn nhấp vào bài đăng, bạn sẽ thấy tiêu đề thực tế được sử dụng cho bài đăng là “What Is a Community Champion? Inside the World of Buffer’s Community Builder.”. Chúng tôi đã đạt được một phiên bản ngắn hơn một chút về “og: tiêu đề” cho Facebook.
Làm thế nào để tùy chỉnh các mô tả về bài viết Facebook của bạn.
Để tạo ra một mô tả cụ thể đối với share Facebook, hãy sử dụng “og: thẻ mô tả”.
Cũng giống như thẻ mô tả meta trên trang web của bạn, một hoặc hai câu sẽ đóng vai trò giới thiệu tốt nội dung của bạn. Làm cho nó thú vị và hấp dẫn, và không cần phải điền quá nhiều các từ khóa vì không có yếu tố SEO ở đây.
Đếm vài từ đầu tiên. Trong ví dụ trên, Facebook chỉ cho thấy 79 kí tự trước khi cắt mô tả. Trong trường hợp khác, bạn có thể thấy lên đến 200. Để an toàn, bạn nên đặt các từ quan trọng nằm ở vị trí đầu tiên của thẻ mô tả.
Làm thế nào để tùy chỉnh các hình ảnh trên bài viết Facebook của bạn?
Đây là một điều khá khó khăn với chúng tôi.
Nếu bạn có tất cả mã “og” ở những phần khác nhau của nội dung và nội dung của bạn bao gồm rất nhiều hình ảnh được gắn thẻ “og: hình ảnh”, những gì bạn có thể mong đợi sẽ xảy ra?
Tôi dự kiến mỗi hình ảnh có sẵn như là một tùy chỉnh thu nhỏ, nhưng tôi đã sai vì chỉ có ba mã thôi.
Tôi đã thử nghiệm điều này với bài viết “chiến lược truyền thông xã hội” đăng trên Buffer, cũng như một số blogpost khác như KISSmetrics, Quick Sprout và Hubspot. Kết quả: chỉ có ba hình ảnh để lựa chọn, mặc dù mã có chứa hơn ba “og: hình ảnh”.
Vậy những hình ảnh nào mà Facebook không chọn?
Trong thử nghiệm nhỏ của tôi, tôi tin rằng Facebook chọn ba hình ảnh lớn nhất của bạn.
Đó là một chút thông tin tốt để bạn biết thêm. Trong trường hợp của tôi, hầu hết các hình ảnh lớn nhất của tôi là screengrab, không phải là hình ảnh tùy chỉnh để tạo cho mỗi bài. Có vẻ những hình ảnh tôi thực hiện trong Canva và các ứng dụng tùy chỉnh khác đang được tỏa sáng bởi một số ảnh chụp màn hình siêu cụ thể. Chắc chắn không phải là lý tưởng.
Vì vậy, chúng ta phải làm gì?
Vâng, có 2 lựa chọn.
- Bạn có thể đảm bảo rằng ba hình ảnh lớn nhất trên trang của bạn (thường là chiều cao/chiều rộng) là ba hình mà bạn muốn được share nhất trên Facebook.
- Bạn có thể điều chỉnh “og: hình ảnh” để chỉ hiển thị một, hai hoặc ba hình ảnh mà bạn muốn.
Lựa chọn thứ hai có thể yêu cầu một plugin duy nhất cho phép bạn tự thay đổi các “og: hình ảnh” cho mỗi phần nội dung. Có một vài plugin giống như biểu đồ Mở WP và plugin Facebook chính thức cho phép bạn làm điều này khá dễ dàng.
Và bất cứ phương pháp nào mà bạn chọn, bạn đều muốn tạo ra một số hình ảnh có ý nghĩa tốt trên Facebook. Tôi sẽ để lại phần thiết kế tùy thuộc vào bạn, nhưng tôi có thể trả lời câu hỏi “kích thước hình ảnh nào là tốt nhất?”.
Chúng ta muốn ảnh banner lớn vì nó là những hình ảnh thu hút sự quan tâm và sự tham gia của người xem nhất.
Để có được hình ảnh banner này, Facebook khuyến cáo rằng hình ảnh có kích thước ít nhất là 1200×630pixel. Tỉ lệ này tương ứng với 1.91:1. Bạn có thể cho chiều rộng nhỏ hơn 600 pixel còn chiều cao là 315 pixel và nó vẫn xuất hiện là một hình ảnh đặc trưng, nhưng nói chung bạn có được bức ảnh càng lớn bạn càng giúp người xem nhìn rõ hơn với độ nét cao hơn.
Tạo hình ảnh đẹp lớn với một tỉ lệ lí tưởng và chắc chắn rằng chúng lớn hơn phần còn lại của hình ảnh trong bài viết của bạn. Đây là sự đánh cược tốt nhất để bạn nhận được kiểu share Facebook mà bạn khao khát.
Bạn đã nhấp vào nút share và like của riêng bạn?
Tôi đã thực sự quan tâm để tìm hiểu những kinh nghiệm chia sẻ từ blog Buffer. Đó không phải lá tất cả những gì mà tôi mong đợi và một ít thử thách để đạt sự hoàn hảo trong công việc. Cuối cùng, tôi đã thay đổi định hướng về việc tạo ra hình ảnh của tôi và là mục đích với cách chúng tôi thiết lập các nút share của chúng tôi là một cải tiến lớn cho việc thuận tiện chia sẻ trên blog của chúng tôi.
Hãy share bài viết này để xem một số thay đổi trong hành động.
Trong những lời khuyên này bạn có thể thử trên nội dung nào? Bạn đã từng sử dụng các thẻ biểu đồ mở cho blogpost của bạn và các trang web? Tôi rất sẵn sàng lắng nghe các ý kiến phản hồi từ các bạn
Tags: facebook like, social marketing