Một trong những yếu tố quan trọng nhất để nâng cao thứ hạng trên các trang kết quả tìm kiếm là số lượng và chất lượng của những liên kết đến trang Web của bạn. Liên kết là yếu tố quan trọng sau nội dung của Website trên Internet. Bởi vì đó là cách thế giới internet được kết nối với nhau thông qua các liên kết.
Mặc dù có một vài thủ thuật dùng để thu hút các liên kết nhanh chóng, nhưng thực tế đây là công việc rất khó khăn và đòi hỏi sự kiên trì. Bạn càng dành nhiều thời gian và công sức cho công việc xây dựng liên kết, trang Web của bạn càng thu hút được nhiều liên kết và càng được “yêu thích” bởi các công cụ tìm kiếm.
Trong quá trình làm SEO (Search Engine Optimization) thì việc tạo liên kết cũng là một công việc hết sức quan trọng. Có càng nhiều liên kết tới Website của bạn điều đó cũng đồng nghĩa với việc Website này có mức phổ biến rộng. Mặt khác nó cũng giúp cho các công cụ tìm kiếm có nhiều nguồn để tìm thấy Website của bạn.
Sau đây là một vài điểm cần lưu tâm khi tiến hành xây dựng liên kết:
• Vấn đề chất lượng
• Chọn Landing page cẩn thận
• Tạo Link bait
• Nguồn liên kết
1. Vấn đề chất lượng.
Ngay từ đầu, bạn thường được khuyên là phải thu hút được càng nhiều liên kết đến trang của bạn càng tốt. Điều này không chỉ giúp bạn có được sự “chú ý” từ các công cụ tìm kiếm mà còn giúp bạn làm quen và qua đó có được những kinh nghiệm bổ ích về phương pháp xây dựng link. Tuy nhiên, trên thực tế không phải tất cả liên kết đến đều có lợi cho trang Web của bạn, bởi vì các link “xấu” sẽ ảnh hưởng xấu đến Website, thậm chí có thể khiến trang của bạn bị ban (cấm) bởi các Search Engine. Điều đó lý giải tại sao chất lượng trang liên kết đến trang của bạn là rất quan trọng.
Vậy, thế nào là một liên kết có chất lượng tốt? Đầu tiên, bạn hãy nhìn vào thứ hạng trên Google (Google Page Rank) của trang đó. Thứ hạng càng cao càng tốt! Mặc dù PR (Page Rank) của trang chủ là một chỉ số tốt thể hiện giá trị của toàn trang Web, tuy nhiên bạn cũng phải kiểm tra PR của những trang “con” - những trang mà có liên kết tới trang của bạn. Nói chung, miễn là trang đó có thứ hạng tốt thì nó sẽ là “đối tác” liên kết tốt đối với trang của bạn. Sau nữa, liên kết tốt cũng là liên kết từ những trang có nội dung liên quan đến nội dung trang của bạn.
Bạn nên hạn chế nhận những liên kết từ các trang không mong muốn như các trang có PR thấp, nội dung không lành mạnh và những trang không phù hợp với nghành nghề bạn đang kinh doanh.
2. Chọn Landing Page.
Nhiều người chỉ xem trọng những liên kết đến trang chủ của họ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bạn nên đặt một vài liên kết tốt tới trang con của bạn, đặc biệt là nếu những trang này được tối ưu hoá tốt cho những từ khoá liên quan - điều mà trang chủ không thể làm tốt được. Điều này sẽ giúp bạn có vị trí cao hơn trên các trang kết quả tìm kiếm thông qua lượng từ khoá rộng hơn và nó cũng đem lại nhiều traffic hơn cho bạn.
3. Tạo Link Bait.
Link baiting là quá trình mà bạn post bài viết có nội dung hấp dẫn để “câu” người đọc liên kết đến trang của bạn. Điều này có thể đem lại hiệu quả cao cho bạn nếu bạn có một vị trí tốt trong một cộng đồng – online hay offline. Những link bait truyền thống thường là blogs, diễn đàn, video, tutorial, hay bất cứ thông tin, tin tức bổ ích nào khác. Bạn có thể lấy 1 vài mẩu thông tin đáng chú ý trên site của bạn để tạo link bait. Điều này sẽ giúp trang của bạn thu hút được 1 lượng lớn liên kết và sẽ có ảnh hưởng tốt đến thứ hạng của site.
4. Nguồn liên kết.
Mọi website thành công đều phải có links đến nó. Đó là điểm quan trọng trong việc xếp hạng trên search engine. Vì thế để có visitor và đạt thứ hạng cao trên công cụ search engine một chiến dịch tạo liên kết phải được lập kế hoạch và thực hiện.
Chúng ta có thể kiếm liên kết ở đâu?
Có nhiều cách để có liên kết đến website của bạn, các phương pháp phổ biến được giải thích dưới đây:
Directories: Đây là cách tốt nhất để bắt đầu chiến dịch tạo liên kết của bạn. Có hàng trăm directories và hầu hết đều miễn phí. Một vài directories yếu cầu back link (site bạn phải đặt liên kết đến directory), một vài yếu cầu phải trả $5 -$20, bù lại bạn có thể có 4-10 liên kết đến nhiều trang webpage trên website của bạn.
Diễn đàn và newsgroups: Những gì bạn làm là post những bài viết có liên quan đến chủ đề mọi người đang thảo luận rồi thêm liên kết đến website của bạn ở cuối bài viết, hoặc cách tốt nhất là để liên kết đến website bạn ở phần chữ ký (signature).
Blogs: đây là cách khá phổ biến hiện nay, rất nhiều công ty cung cấp blog miễn phí cho bạn như blogspot của Google, my opera, wordpress… Công việc của bạn là tạo blog, post bài liên quan đến website chính của bạn, sau đó đặt liên kết đến site của bạn trên các blogs.
Bài báo và các thông cáo báo chí: đây là cách khá hiệu quả, bài viết bài báo (article) liên quan đến chủ đề của site (đặt liên kết đến website của bạn trong article), rồi submit các articles của mình vào các articles directories như: goarticles.com, articlecity.com …
DMOZ và Yahoo Directories: đây là 2 directory rất lớn hiện nay, họ được xem là directories uy tín trong mắt search engine. Khi site bạn được list trên các directories này thì search engine xem site bạn là một site chất lượng. Tuy nhiên, không dễ để được list miễn phí trên DMOZ, đặt biệt nếu site của bạn có quá nhiếu affiliate link và banner ở khắp mọi nơi. Còn đối với Yahoo directories thì bạn phải trả $300 đến $600 để họ xem xét site bạn trước khi đưa site bạn list trên đó nhưng se không đảm bảo là site của bạn sẽ được list.
Link exchange (trao đổi liên kết): đây là cách rất phổ biến, và bạn có thể nhận được rất nhiều liên kết. Sau đây là một số thủ thuật khi bạn thực hiện trao đổi liên kết:
- Chỉ trao đổi link với những trang liên quan, không nên trao đổi với những trang không liên quan thậm chí trang đó có PR cao.
- Không nên trao đổi với những trang không có liên kết, hãy trao đổi với những trang có lượng liên kết tới càng nhiều càng tốt.
- Tuy nhiên, không trao đổi với những trang có tới hàng trăm liên kết, vì các công cụ tìm kiếm sẽ nghĩ bạn đang spam links.
- Trước khi thực hiện trao đổi, hãy xem mã nguồn của trang Web đó và kiểm tra xem có liên kết nào ở trang đó chứa thẻ “nofollow” hay không. Kiểm tra nhanh bằng Ctrl + F cho từ khoá “nofollow”. Nếu có thì bạn không nên trao đổi.
Một Số chú ý về Link Building
+ Dùng .htaccess file để redirect
Giả sử tôi muốn khi ai đó đánh vô một địa chỉ nào đó ở website của tôi (http://www.downloads.azpiping.com, chú ý downloads có s) mà không tồn tại ( ví dụ http://www.downloads.azpiping.com/007.html ) thì nó tự động chuyển đến một trang khác nào đó ( ví dụ tự động đến http://www.download.azpiping.com ) thì tôi dùng đoạn mã sau ở file .htaccess.Hãy xem ví dụ sau:
Mã:
ErrorDocument 404 http://www.download.azpiping.com |
Chú ý .htaccess file nằm ở thư mục gốc
+ Sử dụng error page
Nếu bạn coi ví dụ ở trên, thay vì đánh vào http://www.downloads.azpiping.com có người sẽ đánh vào http://www.download.azpiping.com ( không có s ở chữ download). Nếu bạn không làm trang error thì sẽ mất đi một ít visistor. Giải quyết vấn đề này đơn giản là làm một trang error page.
+ Vấn đề link đến nhiều trang web bên ngoài mà không giảm Page rank
Khi bạn link đến nhiều website bên ngoài, nguy cơ giảm page ranking rất nhiều vì đôi khi website bạn link đến bị die hay bị banned bởi Google. Bạn không thể kiểm tra hết tất cả các website bạ đã link đến được. Website của bạn lại cần link đến nhiều web khác để cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho khách ghé thăm.
Giải quyết vấn đề này bạn sử dụng thẻ “nofollow”, làm như sau:
T.T - VietnamBIZ