Casestudy: Giảm tỷ lệ bouce rate/ exit trên website

Khi trang web của bạn có tỉ lên Bounce rate (tỉ lệ thoát - tỉ lệ visitors vào website và đi ra luôn) cao, ta cần làm gì để cải thiện nó? Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một cách giúp bạn cải thiện tình trạng này.

Nếu trang web của bạn có tỉ lệ bounce rate trên 60% được coi là cao. Sau khi bạn đã cải thiện lại nội dung và đồ họa để thân thiện với người dùng hơn, bạn có thể sử dụng Subiz Live Chat để giữ chân khách truy cập. Giả thiết ở đây là: Nếu khách gặp khó khăn trong việc tìm thông tin họ cần, ta sẽ phải trực tiếp giúp đỡ họ hoặc ít nhất nó là hành động làm khách truy cập chú tâm và ở lại web. Thay vì để khách ra đi.

Vậy ta cần thực hiện những bước nào?

Trước tiên hãy cài đặt Subiz Live Chat cho web của bạn. Tiếp đó hãy cài Google Analytics (nếu bạn chưa có) và học cách sử dụng nó - đây là công cụ tiện ích cho các website rất dễ dàng để sử dụng.

Bước 2: Bạn hãy liệt kê những pages có Bounce rate/Exit cao bằng cách vào Google Analytics, chọn đề mục Nội dung >> Nội dung trang web >> Tất cả các trang.

Hãy xắp xếp các trang đó theo thứ tự Bounce rate cao đến thấp. Hoặc dùng công cụ search để tìm những page có Bounce rate trên 60%.

Khi đã có danh sách, ta chia chúng theo nhóm dựa vào vị trí của chúng trên web và thời gian mà khách thường ở lại trên website. Ví dụ: Những trang chi tiết sản phẩm http://myweb.com/product/{a-z}.html có thời gian trên site là 40 giây , trang thông tin doanh nghiệp http://myweb.com/about-us/{a-z}.html có thời gian trên site là 50 giây …

Bây giờ hãy login vào Dashboard của Subiz và tạo trigger. Bạn nên cài đặt trigger tự động gửi Thông điệp mời khách chat cho nhưng khách khi truy cập các page trên. Hay xem ví dụ dưới ảnh:

Bây giờ bạn có thể ghi lại thời điểm để so sánh và bật Online trên Subiz Live Chat để thực hiện hỗ trợ khách hàng. Khi khách hàng vào website của bạn, qua những page có Bounce rate cao ở trên, Subiz Live Chat sẽ tự động gửi thông điệp mời khách chat vào thời điểm gần với thời gian trung bình khách rời khỏi web.

Sau khi triển khai một thời gian, ta vào Google Analytics để so sánh xem tỉ lệ Bounce rate đã giảm thế nào?


Chúc các bạn thành công!

Tags: , ,